Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bị phá mộ tổ, kiện chính quyền xã Mê Linh

Chính quyền xã Đại Thịnh (Mê Linh, Hà Nội) vừa tiến hành cưỡng chế, phá dỡ ngôi mộ tổ dòng họ của một người dân vì lý do xây dựng trên đất ruộng. Sự việc khiến gia đình người dân bức xúc.

Xây mộ dòng họ phải xin giấy phép?

Theo phản ánh của gia đình ông Võ Huấn (thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh): cuối năm 2015, gia đình ông tiến hành sửa chữa, tôn tạo mộ của dòng họ tại thôn Nội Đồng theo phong tục, tập quán địa phương.

Công trình này gia đình ông Huấn có sử dụng đá xanh để xây dựng khuôn viên khu mộ. Điều đáng nói, trị giá của vật liệu đá xanh được gia đình ông Huấn mua của cơ sở đá mỹ nghệ trên địa bàn lên tới hơn 220 triệu đồng.

Tuy nhiên, chính quyền xã Đại Thịnh cho rằng công trình thi công trái phép vì xây dựng trên đất nông nghiệp và… không có giấy phép. Ngày 21/12/2015, UBND xã Đại Thịnh đã ra quyết định buộc gia đình ông Huấn phải đình chỉ việc tôn tạo phần mộ và tự dỡ công trình.


Khu lăng mộ đá bị phá

“Việc xây dựng phần mộ từ trước tới nay tại địa phương không yêu cầu phải xin giấy phép xây dựng, nhất là khi chưa có quy định quy hoạch nghĩa trang. Chính vì thế, chúng tôi cứ mạnh ai nấy làm. Và, cũng là việc tâm linh nên gia đình, dòng họ chúng tôi đã họp bàn để tiến hành xây dựng, tôn tạo phần mộ của các cụ” – ông Huấn cho biết.

Ngày 24/12/2015, Chủ tịch UBND xã Đại Thịnh tiếp tục ký Quyết định số 191/QĐ-CT yêu cầu ông Huấn phải thực hiện phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng.

“Ngày 04/01/2016, UBND xã Đại Thịnh có thông báo yêu cầu tôi tự tháo dỡ công trình xây dựng xong trước 19h00 ngày 05/01/2016. Không muốn mang tiếng chống đối chính quyền, gia đình chúng tôi đã tiến hành phá dỡ toàn bộ cổng và mặt trước của công trình đồng thời xếp gọn các phiến đá xanh trên khuôn viên khu mộ để chuẩn bị mang đi, dù chúng tôi cũng rất cấn cá vì việc làm liên quan tới tâm linh” ông Huấn cho hay.

Tưởng chừng việc chấp hành phá dỡ như vậy đã được chấp nhận, nhưng đến ngày 11/01/2016, gia đình ông Huấn lại nhận được văn bản của UBND xã Đại Thịnh về việc ấn định thời gian tổ chức cưỡng chế công trình. Thời gian thực hiện cưỡng chế vào hồi 8h00 phút ngày 14/01/2016.

“Trong quá trình tiến hành cưỡng chế, chính quyền địa phương đã không lập biên bản ghi số lượng, tình trạng tài sản bị phá dỡ. Họ đã di dời tất cả các phiến đá xanh có giá trị tới hơn 220 triệu đồng (có hóa đơn mua bán – PV) của dòng họ chúng tôi đi nơi khác mà gia đình tôi không hay biết” – ông Huấn nói.

Cho rằng việc UBND xã Đại Thịnh tiến hành cưỡng chế phá dỡ phần mộ dòng họ là bất hợp lý, ông Võ Huấn đề nghị cơ quan này phải bồi thường thiệt hại số tiền 259.040.000 đồng. Trong đó, 224.040.000 đồng tiền vật liệu xây dựng (đá xanh) và 35.000.000 đồng tiền vật liệu xây dựng móng công trình (gạch, xi măng, sắt, thép và nhân công).

Cưỡng chế vì… xây trên đất ruộng

Chủ tịch UBND xã Đại Thịnh, ông Nguyễn Đa Bảy xác nhận, UBND xã Đại Thịnh đã tiến hành phá dỡ công trình khu mộ dòng họ của gia đình ông Võ Huấn. Xã cũng đã nhận được đơn khiếu nại của ông Huấn.

Ông Bảy cho rằng, gia đình ông Võ Huấn đã xây dựng công trình trên đất nông nghiệp mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Chính vì thế, chính quyền địa phương phải yêu cầu phá dỡ. Khi gia đình ông Huấn không tự phá dỡ theo đúng tiến độ, chính quyền địa phương đã tiến hành cưỡng chế phá dỡ.

Liên quan đến những khối đá xanh có trị giá hàng trăm triệu đồng mà gia đình ông Võ Huấn phản ánh, ông Nguyễn Đa Bảy xác nhận chính quyền đã di chuyển ra khỏi mảnh đất có công trình vi phạm trật tự xây dựng.

“UBND xã Đại Thịnh sẽ mời đại diện gia đình ông Huấn lên làm việc liên quan tới nội dung khiếu nại yêu cầu đền bù” – chủ tịch xã Đại Thịnh thông tin.

Tại nhiều địa phương, tình trạng chôn cất, xây dựng phần mộ cho người quá cố từ nhiều năm ở vào tình trạng tự phát, nhất là ở các đơn vị cấp làng – xã khi những địa phương này chưa có quy hoạch về nghĩa trang.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Xây mộ kích thước chuẩn theo thước Lỗ Ban phong thủy như nào

HỎI : Chúng tôi có ý định cải tạo lại một số ngôi mộ trong lăng mộ gia đình.Xin được hỏi xây mộ theo thước Lỗ Ban phong thủy như thế nào.Kích thước chuẩn của ngôi mộ là bao nhiêu thì hợp với phong thủy ạ ? Xin cảm ơn

ĐÁP :

Xin trả lời bạn rằng kích thước mộ chuẩn thì không thể có vì mỗi người mỗi nhà lại có một vấn đề khác nhau.

Ví dụ có nhà chôn không bốc mà để vậy thì bắt buộc kích thước mộ phải to lớn, đủ để chứa quan tài, mà quan tài thì thường hơn 2 mét.Còn có nhà chỉ đi hỏa thiêu rồi lấy tro cốt về thì chỉ cần một ngôi mộ nhỏ là đủ.

Ngoài ra đất đai ngày càng khan hiếm, mỗi gia đình dòng tộc cần dựa vòa mảnh đất mà mình có và số lượng các ngôi mộ để tính toán cho hợp lý kích thước của từng ngôi như nào.

Xây mộ theo thước Lỗ Ban phong thủy

Khi làm hố mộ thì nên lấy các chiều phủ bì rơi vào số đỏ trong thước Lỗ Ban phong thủy, đó là các chiều cao, chiều rộng và chiều dài.

Sau đó khi làm phần mộ nổi phía trên (ví dụ làm mộ đá hoặc làm mộ ốp gạch, mộ ốp đá hoa cương) thì cũng chọn các chiều rơi vào số đỏ thước Lỗ Ban.Như vậy đã đáp ứng được về phong thủy trong xây mộ chuẩn thước Lỗ Ban.

Một ví dụ các bạn làm như sau :

- Kích thước huệt mộ phía chìm : cao 1,73m, rộng 127 cm, dài 167 cm.Chú ý đây là kích thước phủ bì nhé.
- Phần mộ nổi phía trên : Chiều rộng 81 cm, chiều dài 127 cm.

Đây là một trong những kích thước mộ phổ biến hay được sử dụng và các kích thước đề vào số đỏ thước Lỗ Ban phong thủy.Ngoài ra còn rất nhiều các kích cỡ khác nhưng quan trọng nhất đó là làm sao để ngôi mộ trông cân đối hài hòa.

Kích thước xây mộ theo phong thủy là bao nhiêu

HỎI : Xin được biết kích thước xây mộ theo phong thủy như thế nào là hợp lý.Gia đình tôi đang muốn xây dựng lại mộ phần cho ông nội, nhờ các bạn tư vấn về kích thước mộ theo phong thủy ạ.

ĐÁP :

Chào bạn, về việc kích thước xây mộ hợp phong thủy chúng tôi xin tư vấn với bạn một số vấn đề như sau.

Mộ phần bao gồm hai loại đó là loại mộ cải táng và mộ không cải táng, tức là mộ có bốc và mộ không bốc.Mỗi loại có một kích thước khác nhau, mộ không bốc thì kích thước thường rất lớn.

1, Kích thước mộ cải táng thường được sử dụng nhất như sau :

- Kích thước bể chìm âm : Rộng 89 cm, dài 127 cm, sâu 140 cm.Bể chìm thường được xây bằng gạch và trát xi măng, có thể đổ bê tông móng nếu làm mộ lớn.
- Kích thước phần mộ nổi : Rộng 107 cm, dài 167 cm, cao 81 cm.

2, Kích thước mộ không bốc thường dùng như sau : 

- Kích thước bể chìm âm : Rộng 87 cm, dài 217 cm, sâu 180 cm.
- Kích thước phần mộ đá nổi : Rộng 127 cm, dài 232 cm, cao 81 cm.

Đây đều là các kích thước rơi vào số đỏ của thước Lỗ Ban phong thủy, các kích thước đều lấy phủ bì.Hy vọng những kiến thức nhỏ này sẽ có ích cho bạn trong việc xây mộ cho người thân theo kích thước phong thủy hợp lý.

Tảo mộ tết Thanh Minh như thế nào cho đúng - ý kiến chuyên gia

Ai cũng biết phong tục tảo mộ tết Thanh Minh của người dân Việt Nam,Nhưng không phải ai cũng biết những việc cần làm khi đi tảo mộ, cần chuẩn bị những gì và nên kiêng kị những vấn đề gì.

Tục tảo mộ tết Thanh Minh của người Việt

Nhân ngày Thanh minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.



Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ đá của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.

Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ.

Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì ?

Theo phong tục một số địa phương khi tảo mộ xong, có chuẩn bị đồ cúng lễ tại mộ gồm: 1 bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo mã và các loại bánh trái hoa quả, thức uống, trầu cau…

Tùy theo sở nguyện của từng gia đình. Có những phong tục thực hành lễ cúng 'hàn long mạch', phải dùng nước ngũ vị, hàn the… tưới xung quanh ngôi mộ và thực hành lễ tạ mộ, nghi thức cũng giống như an táng người mới mất.

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây trong việc giải mã những thông điệp từ thế giới tâm linh, không nên dùng vàng mã và càng phải tránh việc dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

Các loại hoa quả bánh trái nếu đã trót đem cúng ngoài mộ thì khi cúng xong chỉ rắc cho chim cá ăn, chứ không nên đem về nhà dùng, bởi khi cúng ở mộ, cúng ở nghĩa trang thì các thức ăn ấy thường bị nhiễm vi khuẩn (vốn có rất nhiều tại nghĩa trang), nếu ăn phải các đồ cúng này thì dễ bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, ấy là chưa kể đến vấn đề tần số Tâm linh.

Tảo mộ cần làm gì và kiêng kị những gì ?




- Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.

- Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.

- Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại cần phải chú ý.

- Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ hành kinh. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ.

- Những bạn có khí trường yếu, tốt nhất là về nhà bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta rất hay thấy có người đi tảo mộ về bị sốt hoặc cảm thấy không khỏe, cũng có thể dùng cách này để tránh.

- Bởi vì tảo mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.

- Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

- Tiết Thanh Minh có một số cấm kỵ phong thủy thường gặp cần phải đặc biệt tuân thủ. Tiết Thanh Minh không nên mua giày (vì trong tiếng Trung giày và từ tà (tà khí) đọc giống nhau). Thêm vào đó, những ngày này âm khí rất nặng, do vậy không nên đi đêm, nếu như có việc cần đi phải đem theo một số vật tránh tà.

Hy vọng những ý kiến của các chuyên gia phong thủy ở trên đây sẽ giúp quý vị hiểu được rõ hơn phần nào về tục tảo mộ trong dịp tết Thanh Minh của người dân Việt Nam ta.Chúc quý vị năm mới giàu sức khỏe, hạnh phúc và may mắn.


Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Tết Thanh Minh 2016 là ngày nào - cẩn thận nhầm ngày

Tết Thanh Minh 2016 là ngày nào, cách tính ngày tết Thanh Minh chính xác nhất theo khoa học.Các bạn cần lưu ý nếu không sẽ nhầm lẫn.

Giới thiệu về ngày tết Thanh Minh

Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°.



Tết Thanh Minh 2016 chính xác là ngày nào ?

Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.

Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.

Tết Thanh Minh năm 2016 tại Việt Nam rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.Các bạn cần ghi nhớ để tham gia các tục tảo mộ và lễ hội đạp thanh nhé !

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Tết thanh minh 2016 vào ngày nào ?

Tại một số nước họ chọn ngày tết Thanh Minh là ngày đầu tiên trong tiết Thanh Minh, như vậy tết Thanh Minh năm 2016 sẽ rơi vào ngày 27 tháng 2 âm lịch.Tuy nhiên Tết Thanh Minh ở Việt Nam chính xác rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, đây là ngày được chọn lựa nằm trong khoảng tiết Thanh Minh.

Thanh minh 2016 vào ngày nào, chính xác ngày nào ? Cách tính ngày tết Thanh Minh các bạn xem ở đây : tết Thanh minh 2016